Chương trình xếp hạng Top 500 Nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam

CÔNG BỐ TOP 10 NƠI LÀM VIỆC TỐT NHẤT VIỆT NAM  2023
NGÀNH LOGISTICS

Trong khuôn khổ Chương trình Nghiên cứu toàn quốc về Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam  Việt Nam năm 2023, (Vietnam Top 10 Best WorkPlaces), Viet Research phối hợp với Báo Đầu tư công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam  trong ngành Logistics. Đây là những doanh nghiệp có thành tích xuất sắc nhất về môi trường làm việc, chính sách đãi ngộ người lao động, kết quả kinh doanh ổn định và bền vững.

Chương trình có ý nghĩa chính trị, xã hội nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, doanh nghiệp và người lao động về phát triển nguồn nhân lực, đãi ngộ người lao động, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và uy tín nhà tuyển dụng.

Danh sách Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam được lựa chọn dựa trên các nhóm tiêu chí có phân bổ trọng số phù hợp bao gồm:

Nhóm tiêu chí liên quan đến Nhân sự và Uy tín nhà tuyển dụng: Được đánh giá dựa trên Quy mô nhân sự, Cơ cấu lực lượng lao động, Uy tín thương hiệu nhà tuyển dụng.

Nhóm tiêu chí liên quan đến Hiệu quả Sản xuất Kinh doanh và Triển vọng tăng trưởng: Được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu liên quan đến Doanh thu, Tốc độ tăng trưởng, Thị phần.

Nhóm tiêu chí liên quan đến Thu nhập và Chế độ phúc lợi: Được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu liên quan đến Thu nhập bình quân của người lao động, Chính sách nhân sự, Sự hài lòng của người lao động, Môi trường làm việc và Văn hóa doanh nghiệp.

Danh sách các doanh nghiệp trong Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023 ngành Logistics được đăng tải trên Cổng thông tin của chương trình https://vbw10.vn/.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê công bố mới đây cho thấy, tính chung 9 tháng năm 2023, ngành vận tải hành khách ước đạt 3.406 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước, vận tải hàng hóa ước đạt 1.686,2 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 14,6%. Doanh thu từ hoạt động bưu chính, chuyển phát năm 2022 đã tăng hơn 1,17 lần so với năm trước. Các doanh nghiệp trong ngành Logistics đang nỗ lực xây dựng một hệ sinh thái đổi mới mạnh mẽ và bền vững, nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp mới, tạo ra những giá trị độc đáo để cạnh tranh trên thị trường, điển hình như: Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam – CTCP, Tổng Công Ty Bưu Điện Việt Nam, Tổng Công Ty Cổ Phần Bưu Chính Viettel, Công Ty TNHH MTV Tổng Công Ty Tân Cảng Sài Gòn, Tổng Công Ty Cảng Hàng Không Việt Nam – CTCP.

Tiềm năng phát triển Logistics và cảng biển ở Việt Nam là rất lớn, tuy nhiên nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực này hiện đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng. Theo phát biểu của thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, có tới 93 – 95% người lao động trong các doanh nghiệp nội địa hiện nay không được đào tạo bài bản, chủ yếu làm dịch vụ ở các chuỗi cung ứng nhỏ, như giao nhận, kho bãi, xử lý vận đơn… Đánh giá tổng quan, nguồn nhân lực logistics trong nước hiện nay chỉ đáp ứng khoảng 30 – 50% nhu cầu phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực này.

Theo kết quả khảo sát mới nhất từ các doanh nghiệp VBW10 ngành Logistics của Viet Research, một lý do chính khác khiến các doanh nghiệp ngành Logistics gặp khó khăn hơn trong việc tuyển dụng là các kỹ năng cần thiết để xử lý công việc đã có nhiều thay đổi đáng kể trong thời gian qua. Các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết ngành Logistics hiện nay đã phát triển và sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến, blockchain, robot và tự động hóa nơi làm việc. Những công nghệ mới này đã trợ giúp đáng kể cho doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh và nâng cao hiệu quả làm việc, song song với đó cũng đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với người lao động để kế thừa và ứng dụng công nghệ nhưng không bị thay thế và đào thải.

Kết quả khảo sát các doanh nghiệp trong Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023 ngành Logistics của Viet Research cũng đưa ra 04 xu hướng tuyển dụng chính của ngành trong thời gian tới, cụ thể:

Thứ nhất, các doanh nghiệp đang mở rộng phương thức tuyển dụng phi truyền thống. Khi nhân lực chất lượng ngành Logistics đang thiếu hụt nghiêm trọng, để bổ sung những vị trí thiết yếu trong năm 2023, nhà tuyển dụng cần phải đánh giá các ứng viên dựa trên bộ kỹ năng cần thiết của vị trí công việc, thay vì đánh giá hồ sơ thông qua chuyên ngành, bằng cấp và các kinh nghiệm làm việc trước đó. Điều này sẽ sẽ giúp doanh nghiệp tuyển dụng thành công các ứng viên tiềm năng và có đam mê trong lĩnh vực này. Người sử dụng lao động đang dần có xu hướng mở rộng hướng tiếp cận thông qua việc đánh giá “hồ sơ phi truyền thống” của những ứng viên chưa có kinh nghiệm làm việc, hoặc đang trong giai đoạn chờ nhận bằng tốt nghiệp.

Thứ hai, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, số hóa và mức độ ảnh hưởng sâu rộng đến toàn ngành. Sự trỗi dậy của thương mại điện tử được xem là có tác động nhiều nhất đến ngành logistics và các xu hướng phát triển của ngành trong một vài năm tới. Thương mại điện tử sẽ tiếp tục định hình cách các doanh nghiệp trong ngành thiết lập và xác định các ưu tiên chính, tạo ra những thách thức liên quan đến quy mô và hiệu quả mạng lưới đồng thời tạo ra các cơ hội mới để đạt được lợi thế cạnh tranh. Số hóa từ quy trình làm việc, môi trường làm việc đến các kỹ năng của người lao động trong ngành sẽ là những xu hướng nổi bật trong thời gian tới.

Thứ ba, sự phát triển của Gamification (game hóa các tác vụ công việc) tại nơi làm việc. Gamification giúp tăng năng suất lao động thông qua việc cung cấp cho nhân viên sự cạnh tranh lành mạnh với các công cụ kỹ thuật số có thể được hợp nhất vào các quy trình kho hàng thực. Xu hướng công nghệ này có thể theo dõi tốc độ, độ chính xác và thời gian tiến độ của nhân viên, tất cả đều góp phần cải thiện hiệu suất và kỹ năng làm việc. Xu hướng này được đánh giá khá hiệu quả và có thể khuyến khích nhân viên làm việc chăm chỉ hơn và thông minh hơn.

Thứ tư, môi trường làm việc thân thiện với môi trường sống. Các doanh nghiệp logistics đang hướng tới nỗ lực tối ưu hóa “hậu cần xanh” bao gồm việc tạo dựng môi trường làm việc, các công xưởng, các nhà kho trở nên thân thiện hơn với môi trường. Ngày càng có nhiều công ty quyết định chuyển đổi quản lý chuỗi cung ứng của họ sang hướng xanh để có thể mang lại lợi ích cho môi trường. Một số yếu tố quan trọng của xu hướng này bao gồm tiêu thụ ít năng lượng hơn như khí đốt, nước, điện, v.v. Điều này có thể mang lại lợi ích trực tiếp cho môi trường. Các doanh nghiệp tham gia khảo sát của Viet Research cũng cho biết, việc tạo lập môi trường làm việc thân thiện với môi trường sống vừa có thể giúp doanh nghiệp đạt được lợi nhuận, vừa bảo vệ được môi trường xung quanh và giúp nâng cao sức khỏe cho người lao động.

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực Logistics đặc biệt là các doanh nghiệp trong Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam ngành Logistics đang chủ động đầu tư nhiều thời gian và chi phí hơn để đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự nội bộ, đồng thời kết hợp cùng với các trường đại học, cao đẳng tổ chức các khóa học ngắn hạn nhằm giúp sinh viên được tiếp xúc với thực tế và cập nhật nhanh hơn những xu hướng mới. Các doanh nghiệp trong Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam  ngành Logistics cũng cho biết họ chú trọng nhiều hơn tới việc tạo ra một môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp nhằm thu hút và giữ chân nhân sự tài năng.

Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng, lợi thế, cơ hội để thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ Logistics. Nằm ở vị trí cửa ngõ của giao thương quốc tế, đồng thời có vị trí chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nền kinh tế đang phát triển với hệ thống cơ sở hạ tầng không ngừng được hoàn thiện, thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, ngành Logistics Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục có bước đột phá trong thời gian tới.

Lễ công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023 ngành Logistics sẽ được công bố chính thức tại Hội nghị “Tái định hình các xu hướng môi trường làm việc Việt Nam trong bối cảnh mới” được tổ chức vào tháng 11/2023 tại Khách sạn Pullman, Hà Nội và được đăng tải tại cổng thông tin của Chương trình https://vbw10.vn/ và trên các kênh truyền thông đại chúng.